8 Lý do phổ biến khiến chiến dịch marketing thất bại

Không đủ ngân sách

Ngân sách marketing thường không có hạn mức nhất định. Thay vì tính toán ngân sách marketing dựa trên tỷ lệ của doanh thu, marketer thường dựa vào những gì sẵn có hoặc cảm nhận chủ quan để đưa ra mức ngân sách. Nhưng liệu ngân sách “chủ quan” ấy có đủ để đạt được kết quả hay không?

Ngân sách quá nhỏ sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

  • Chiến dịch của bạn sẽ không có đủ ngân sách để chạy trong một thời gian đủ dài.
  • Ngân sách của bạn quá thấp để có “tần suất” hiển thị phù hợp.
  • Chiến dịch của bạn không thể tạo đủ traffic và chuyển đổi thành hành vi mua hàng.

Yếu tố cuối cùng đặc biệt quan trọng. Bạn phải dành đủ ngân sách để thấy được sự ảnh hưởng của một chiến dịch. Một chiến lược thực tế cần cân bằng mục đích của chiến dịch với ngân sách có được. Nếu ngân sách quá nhỏ, đừng cố gắng để thực hiện một mục tiêu lớn như xây dựng thương hiệu, vì mục tiêu này sẽ cần ngân sách lớn hơn rất nhiều.

lí do marketing thất bại: không đủ ngân sáchKhông đủ ngân sách

Những mục tiêu sai lầm

Một trong những vấn đề thường gặp với các chiến dịch marketing là thiếu mục tiêu có thể đo lường hoặc có quá nhiều mục tiêu cho một chiến dịch marketing. Nếu bạn nắm trong tay nhiều mục tiêu và chỉ đáp ứng được một trong số chúng, vậy chiến dịch ấy thành ng hay thất bại?

Những chiến dịch marketing tốt nhất được xây dựng dựa trên một mục tiêu có thể đo lường được. Điều này mang đến sự tập trung cao độ vào chiến lược và giúp bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu đó để chiến dịch thành ng. Ví dụ, nếu mục tiêu chính của bạn là đạt được lead chất lượng, đừng để bị phân tâm bằng những chỉ số khác như traffic, điều này góp phần tạo nên một chiến dịch thành ng. Hơn nữa, đảm bảo rằng bạn đang theo dõi và đo lường số lượng cũng như chất lượng của lead mà chiến dịch tạo ra. Trong ví dụ này, đảm bảo rằng bạn đã thiết lập quá trình theo dõi mục tiêu trong phân tích website để xem xét số lượng lead và vòng lặp feedback để cùng với team sale quyết định chất lượng leads đó.

lí do marketing thất bại: mục tiêu sai lầm
Mục tiêu sai lầm

Định vị không rõ ràng

Không định vị rõ ràng là ng thức của sự thất bại. Nếu không định vị rõ những gì bạn cung cấp, giá trị đối với với khách hàng và sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì mỗi tờ tiền bạn bỏ ra cho chiến dịch marketing sẽ thiếu hiệu quả.

Những khách hàng tiềm năng ít có khả năng click vào quảng cáo và dễ dàng rời bỏ website nếu họ không thể hiểu một cách rõ ràng về lý do chiến dịch của bạn liên quan tới họ như thế nào.

Call-to-Action (CTA) yếu và không rõ ràng

Đây là lỗi thường gặp xuyên suốt trong những chiến dịch marketing. Hoạt động CTA của bạn là một lời mời cho khách hàng tiềm năng. Một CTA yếu khiến khách hàng không biết phải làm gì tiếp theo. Một CTA không rõ ràng khiến khách hàng tiềm năng của bạn không muốn tiếp tục bởi vì họ không hiểu họ đang mong đợi điều gì. Quá nhiều CTA khiến khách hàng không biết nên đi đường nào.

Hãy thiết lập một CTA chính, rõ ràng và bạn sẽ thấy được sự cải thiện ngay lập tức trong hoạt động marketing của mình.

lí do marketing thất bại: CTA yếu không rõ ràng
 CTA yếu không rõ ràng

Rào cản trong trải nghiệm khách hàng

Đôi khi, những yếu tố bên ngoài marketing có thể dẫn đến sự thất bại. Trải nghiệm khách hàng là một ví dụ cho điều đó. Nếu bạn có trải nghiệm thanh toán online hoặc team sale không phản hồi đủ nhanh để có được lead thì đó đều là nguyên nhân khiến chiến dịch marketing không thu được lợi nhuận như mong đợi.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã khắc phục tất cả vấn đề trong trải nghiệm khách hàng trước khi tăng ngân sách marketing. Marketing không phải là giải pháp để vượt qua những thách thức này.

Chiến dịch marketing không nổi bật

Thu hút sự chú ý của người dùng là một thách thức. ng việc đầu tiên của tất cả chiến dịch marketing trên các kênh digital là để thu hút sự chú ý. Không một ai có thể hiểu được giá trị bạn đưa ra nếu họ không thấy được thông điệp marketing của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể thấy rất nhiều sự giống nhau trong các thông điệp và sự sáng tạo.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang tận dụng các best practice của nền tảng marketing để chiến dịch marketing của bạn được hiển thị nhiều hơn. Điều này bao gồm sử dụng các chiến lược như video trên nền tảng mạng xã hội để gây chú ý nhiều hơn thay vì những hình ảnh tĩnh đơn thuần.

Nhìn vào bối cảnh cạnh tranh và lưu ý các danh mục “tiêu chuẩn” như màu sắc và thông điệp, sau đó tìm kiếm, phá vỡ những tiêu chuẩn, chiến dịch marketing của bạn sẽ nổi bật.

lí do marketing thất bại: chiến dịch marketing không nổi bật
Chiến dịch marketing không nổi bật

Marketing chỉ dựa vào một kênh duy nhất

Bạn không nên “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Mỗi kênh marketing sở hữu điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Bạn là marketer và điều cần làm là xây dựng một “hệ sinh thái” marketing, nơi mà mỗi kênh sẽ hỗ trợ mục tiêu khác nhau và tất cả đều hướng tới những mục tiêu doanh nghiệp. Hơn nữa, khi chỉ tập trung vào một kênh duy nhất, bạn đặt cược tất cả vào “một giỏ” thay vì “nhiều giỏ” để xem nơi nào hoạt động tốt nhất.

Cách tiếp cận đúng đắn là quản lý đa dạng kênh. Ví dụ, bạn chạy YouTube Ads để thu hút sự chú ý và traffic cho thương hiệu của bạn. Còn với Facebook, bạn nhắm mục tiêu đến những người đã truy cập trang web để thử trải nghiệm và chuyển đổi họ thành khách hàng.

Những mong đợi không thực tế

Có thể lý do lớn nhất khiến chiến dịch marketing thất bại là những mong đợi không thực tế. Khi bạn mong đợi ROI cao từ chiến dịch marketing nhưng lại không phát hiện ra những vấn đề được nêu trên thì mong đợi của bạn sẽ không thể đáp ứng được.

Không có một ng thức cho sự thành ng trong marketing, hiểu được lý do thường gặp của các chiến dịch marketing thất bại sẽ giúp bạn phát hiện được những vấn đề, những nguy hiểm và mức độ cố gắng, nỗ lực đi đúng hướng để đạt được thành ng.

#Nguồn: Forbes

Tổng kết

Trên đây là 8 lý do phổ biến khiến chiến dịch của bạn không đatụ hiệu quả cao. Nếu bạn còn thắc mắc về các để chiến dịch Marketing hiệu quả cao hãy theo dõi hoặc liên hệ ngay với chúng tôi thông qua:
Hotline: 0865.782.772 (Ms Ngọc).
Fanpage: ng ty Cổ phần Thương mại Andin

Xem thêm: Google Analytics 4 là gì? Cách cài đặt GA4 dễ hiểu P1
                  Marketing online là gì? Kiến thức căn bản marketing online

 
0964.976.898