Google Surveys – Công cụ khảo sát thị trường hiệu quả

1. Google Surveys là gì?

Theo định nghĩa chính thức từ trang Thông tin tổng quan dành cho người dùng của Google, Google Surveys (Google khảo sát) là một công cụ nghiên cứu thị trường, cho phép nhà nghiên cứu tạo các cuộc khảo sát trực tuyến một cách dễ dàng để giúp đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.

Google Surveys
Google Forms là một ứng dụng của Google Surveys – Google Survey là gì?

Google Surveys qua Google Opinion Rewards là một dịch vụ trả phí để nghiên cứu thị trường. Hiện nay, người dùng thường sử dụng bảng câu hỏi của Google Forms như một dịch vụ tương tự để tạo và phân tích các biểu mẫu khảo sát.
Tóm lại, Google Surveys là một dịch vụ giúp bạn khảo sát thị trường, còn Google Forms là công cụ để thực hiện việc tạo khảo sát đó. Ngoài ra, còn có ứng dụng Google Survey Monitor cũng có thể được sử dụng để tạo khảo sát trên android.

2. Một số thuật ngữ liên quan

Để sử dụng Google Surveys một cách hiệu quả hơn, bạn cần hiểu một số thuật ngữ tiếng Anh thường được sử dụng khi thực hiện khảo sát như sau:

  • Multiple choice: Câu hỏi trắc nghiệm chỉ được chọn 1 đáp án.
  • Checkboxes: Câu trả lời được chọn nhiều đáp án.
  • Linear scale: Thang đo giá trị.
  • Multiple choice grid: Một bảng nhiều câu hỏi và lựa chọn trả lời theo cả hàng và cột, mỗi hàng chỉ được chọn 1 đáp án.
  • Checkbox grid: Một bảng nhiều câu hỏi và lựa chọn trả lời theo cả hàng và cột, có thể chọn nhiều đáp án.
  • Section: Được hiểu là phần ngắt câu hỏi sang trang mới.

3. Các tính năng của Google Surveys

Khi tạo bảng khảo sát bằng dịch vụ của Google Surveys, bạn có thể thực hiện được các tính năng sau.

3.1. Thu hẹp nhân khẩu học của đáp viên dựa trên Cookie

Xác định yếu tố nhân khẩu học và lựa chọn đáp viên phù hợp là bước đầu tiên mà mọi khảo sát nghiên cứu thị trường cần phải thực hiện. Google Surveys có thể thực hiện được điều này dựa trên Cookie – dữ liệu người dùng.
Việc thu thập các yếu tố nhân khẩu học sẽ được xác định bởi những thông tin mà đáp viên tìm kiếm, khai báo trên trình duyệt web Google Search, Google Drive, Youtube, Google Play, Google Ads,…

3.2. Google Surveys có sẵn khảo sát sàng lọc

Nếu không muốn sử dụng Cookie và trả phí cho việc sàng lọc yếu tố nhân khẩu học thì bạn có thể thực hiện câu hỏi về thông tin tuổi tác, giới tính,… của họ trong chính bảng khảo sát của Google Forms.
Với câu hỏi sàng lọc này, bảng câu hỏi sẽ chỉ tiếp tục nếu đáp viên có thông tin nhân khẩu học phù hợp với tiêu chí khảo sát. Ngược lại, họ sẽ được dẫn đến trang kết thúc và không cần trả lời thêm các câu hỏi khác.
Ví dụ: Bạn muốn khảo sát xem những người quản lý website thường sử dụng các dịch vụ chăm sóc website như thế nào. Câu hỏi sàng lọc đặt ra là “Bạn có quản lý website nào không?”:

  • Nếu đáp viên chọn đáp án “Có”: Họ sẽ được dẫn đến trang câu hỏi khảo sát chính để thực hiện.
  • Nếu đáp viên chọn đáp án “Không”: Họ sẽ được dẫn đến trang cảm ơn và kết thúc khảo sát.

Tuy nhiên, cách thực hiện này có thể không chính xác do đôi lúc đáp viên sẽ trả lời không trung thực, chọn nhầm,…

Google Surveys
Google Surveys giúp sàng lọc các đáp viên phù hợp

3.3. Kết quả khảo sát được xử lý thống kê tự động

Sau khi ghi nhận câu trả lời, ứng dụng sẽ tự động cập nhật các biểu đồ, tỷ lệ % và các thống kê cơ bản khác dựa trên hệ thống dữ liệu. Điều này sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và dễ dàng hình dung tình trạng kết quả dữ liệu của mình.
Các kết quả thống kê đơn giản mà bạn có thể ghi nhận từ Google Forms bao gồm:

  • Biểu đồ quạt thể hiện thống kê tỷ lệ %.
  • Biểu đồ cột, cột nhóm thể hiện các thống kê định lượng.
  • Tính tổng các dữ liệu thu thập được.
  • Thống kê dạng bảng chéo giúp người nghiên cứu dễ dàng đọc và đối chiếu dữ liệu với câu hỏi và với các dữ liệu khác liên quan.

4. Cách tạo khảo sát trực tuyến bằng Google Forms

Google Forms là gì? Qua những thông tin nêu trên, có thể thấy rằng Google Forms là một công cụ quan trọng trong dịch vụ khảo sát Google Surveys. Do đó, trong bài viết này, GOBRANDING sẽ hướng dẫn bạn cách tạo biểu mẫu khảo sát thị trường bằng Google Forms.

4.1. Ưu điểm của Google Forms là gì?

Đây là một Google survey tool – công cụ khảo sát của Google, giúp thu thập thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hơn thế nữa, tạo khảo sát trên Google Forms sẽ không mất phí, giúp bạn tận dụng được những tính năng sàng lọc, thống kê hiệu quả.

ưu điểm sử dụng Google Surveys
Ưu điểm khi sử dụng Tool
​​​​​​​

​​​​​​​4.2. Cách tạo Google Forms để khảo sát

  • Bước 1: Bạn cần mở trang Google Forms
    • Vào trình duyệt google.com ⇨ chọn biểu tượng Google Apps (፧፧፧) ⇨ Chọn Google Forms (hoặc Google Biểu mẫu trong tiếng Việt)
  • Bước 2: Chọn kiểu khảo sát:
    • Bao gồm form mẫu dạng khai báo thông tin, câu hỏi đố vui có điểm, phản hồi thư mời dự tiệc hoặc form câu hỏi trống. Ngoài ra, tại giao diện của Google Forms còn có các bảng câu hỏi được lưu trữ gần đây để bạn tiện truy cập.
  • Bước 3: Thực hiện tạo bảng khảo sát
    • Bạn nhập văn bản tương ứng với các câu hỏi như sau:
    • – Form title: Tên của bảng khảo sát 
    • – Form description: Mô tả bảng khảo sát 
    • – Untitled Question: Đặt câu hỏi.
    • – Biểu tượng hình ảnh (insert image): Chèn hình ảnh minh họa cho câu hỏi 
    • – Chọn hình thức câu hỏi ở ô bên phải: trắc nghiệm 1 đáp án, nhiều đáp án, câu trả lời ngắn, câu trả lời dài,…
    • – Option 1, 2, 3,…: Nhập các lựa chọn trả lời tương ứng.

Ngoài ra, nếu bảng khảo sát quá dài, bạn cần dùng Section break (ngắt trang) để chuyển các câu hỏi sau sang trang mới.​​​​​​​​​​​​​​

Google Surveys
Giao diện biểu mẫu khảo sát của Google Forms cùng một số thuật ngữ

  • Bước 4: Thực hiện kiểm tra lại bảng khảo sát
    • Trong quá trình kiểm tra, nếu nhận thấy câu hỏi bị trùng, sai sót thì bạn có thể thực hiện Delete (xóa) câu hỏi hoặc Duplicate (nhân bản) câu hỏi tương tự.
  • Bước 5: Điều chỉnh hình thức bảng câu hỏi
    • Đây là bước không bắt buộc. Bạn có thể điều chỉnh kiểu chữ in đậm, nghiêng, gạch chân hoặc gạch bỏ của tiêu đề. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn màu của form khảo sát, màu background, cỡ chữ, font chữ, ảnh minh họa đầu đề,…
  • Bước 6: Kiểm tra lại và gửi mẫu khảo sát
    • Sau khi đã tạo được bảng khảo sát ưng ý, bạn có thể chọn biểu tượng con mắt để xem trước rồi tiến hành gửi link câu hỏi ở mục Send. Cuối cùng, bạn gửi link khảo sát cho những người khác qua cách dán link, gửi email,… Quy trình khảo sát thị trường bằng Google Surveys có thể được tóm tắt qua ảnh sau.

​​​​​5. Tại sao doanh nghiệp cần khảo sát thị trường?

Google Surveys sẽ mang đến rất nhiều lợi ích nếu bạn biết tận dụng đúng cách. Ngoài giúp bạn hiểu được xu hướng, nhu cầu của thị trường thì đôi lúc, Google Survey còn gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

  • Thứ nhất, nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm, chọn lọc được những khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Thứ hai, qua việc khảo sát thị trường, bạn sẽ hiểu được họ đang cảm nhận như thế nào khi trải nghiệm sử dụng sản phẩm/dịch vụ. 
  • Thứ ba, dữ liệu từ Google Surveys sẽ giúp bạn có cơ sở cụ thể để phấn đấu, đặt ra những mục tiêu cải thiện.
  • Thứ tư, việc thực hiện khảo sát sẽ giúp khách hàng có thiện cảm hơn với doanh nghiệp. Bởi khách hàng sẽ thấy rằng bạn đang thực sự quan tâm, lắng nghe nhu cầu của họ.
  • Thứ năm, khảo sát thị trường là công cụ hữu hiệu để xác định xem khi nào thì doanh nghiệp nên phát triển mở rộng hoạt động.

Tóm lại, nghiên cứu thị trường là công việc không thể thiếu trong quy trình làm việc của mỗi doanh nghiệp.
-----------------------------------
ANDIN JSC - Thiết kế website| Cung cấp giải pháp Marketing Online cho Doanh nghiệp 4.0
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ :
SĐT : 0966.867.186( Mr.Hùng)
Fanpage : ANDIN JSC
Hoặc gửi thông tin cho chúng tôi tại đây để đươc tư vấn rõ hơn.  

0964.976.898